Một trong những câu chuyện kỳ bí luôn khiến những gia đình có người chết lo lắng, sợ hãi là hiện tượng trùng tang. Có bao giờ bạn tự hỏi trùng tang là gì? Cách hóa giải trùng tang như thế nào không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Thaiduong.club để hiểu rõ hơn nhé.
1. Trùng tang là gì?
1.1. Khái niệm trùng tang
Trùng tang hay được gọi là chết trùng – hiện tượng một người thân trong gia đình qua đời, tiếp nối là những cái chết liên tiếp của những người khác trong gia tộc trong khoảng thời gian ngắn. Trùng tang thường bắt người thân thích trong gia đình hợp vía với người chết. Nhưng một vài người hợp người mà người chết ghét cũng gặp phải hiện tượng trùng tang.
Trùng tang thường xảy ra với những người mà người chết có ấn tượng, thường xuyên nhớ đến dù ghét hay yêu. Hiện tượng này là nỗi ám ảnh của rất nhiều gia đình khi chứng kiến cảnh ra đi của nhiều người thân thiết chỉ trong thời gian ngắn.
Thời điểm xảy ra trùng tang có thể bắt đầu ngay sau 3 ngày an táng người chết hoặc có hiệu lực trong thời gian 49 ngày hoặc hơn cho đến khi xả hết tang.
1.2. Trùng tang liên táng
Hiện tượng trùng tang liên táng là người có cùng họ mất liên tục dẫn đến phải chôn liên hoàn, đây là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Trường hợp này khá hiếm gặp vì thời gian xảy ra khá nhanh, đôi khi chỉ từ 1 – 3 ngày hoặc chỉ vài tuần đã có đến một vài người chết. Điều này khiến tâm lý người trong cả họ hoang mang và dẫn đến nhân khẩu trở nên vắng vẻ, hiu quạnh.
Hiện tượng trùng tang liên táng có 3 dạng như sau:
👉 Trùng tang 3 ngày: Đây là hiện tượng trong họ có người chết tiếp theo trong thời gian 3 ngày kể từ thời điểm an tang người mất thứ nhất. Có nhiều trường hợp người chết đầu chưa kịp làm an tang đã có người cùng họ qua đời, dẫn đến phải chôn cấy hai người cùng một lúc. Đây có thể coi là trường hợp nặng nhất trong trùng tang là gì và khó có cách hóa giải.
👉 Trùng tuần đầu: Hiện tượng thường gặp khi người chết được hết tuần đầu thì có người trong họ tiếp theo mất mạng.
👉 Trùng xả tang: Là hiện tượng trùng tang nhẹ nhất vì gia đình đã có thời gian hóa giải. Hiện tượng trùng tang có thể kéo dài lên đến 3 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thời gian bốc mộ. Trùng tang thường xảy ra đúng vào ngày cuối trước khi bốc mộ do gia đình phạm húy và không chú ý kiêng khem.
2. Bảng tính trùng tang
Trùng tang có thể là thời gian khi người mất, trùng năm (như người tuổi Thân mất vào năm Thân), trùng ngày (như người tuổi Tuất mất đúng ngày Tuất), trùng giờ (như người tuổi Mão mất giờ Mão). Với các vong linh dưới 10 tuổi thì không được gọi là Trùng tang.
Thông thường nếu dựa vào tuổi của người mất và giờ, ngày, tháng mất của họ để tính xem người đó có được “Nhập mộ” không hay gặp phải “Thiên di” hay “Trùng tang”.
Nhập mộ: là người đã mất được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn nơi trần gian thế tục nhằm nói sự yên nghỉ an lành. Chỉ cần một “Nhập mộ” của tuổi hoặc giờ, tháng, ngày được coi là tốt thì không cần phải làm lễ trấn trùng tang.
Thiên di: Được xem là sự ra đi do Trời đã định sẵn, lúc đó người mất được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài sự mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ của trời.
Trùng tang: là dấu hiệu ra đi không hợp với số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới những người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải hiện tượng trùng tang mà không có “Nhập mộ” nào thì cần phải mời những người có kinh nghiệm làm lễ để hóa giải trùng tang.
Tính trùng Tang theo Âm Lịch
– Cách tính dùng 12 cung địa chi trên bàn tay. Nam khởi đầu từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi đầu từ Thân tính theo chiều nghịch (ngược lại).
– Bắt đầu là lúc 10 tuổi, tiếp theo là cung 20 tuổi, … tính đến số tuổi chẵn trong tuổi của người mất. Sau đó cung kế tiếp là tuổi lẻ tính đến tuổi lẻ của người mất, gặp ở cung nào thì tính đó là cung tuổi.
– Từ cung tuổi, tính cung nối tiếp theo là tháng 1, lần lượt tính đến tháng mất, gặp cung nào thì đó là cung tháng.
– Từ cung tháng, tính cung nối tiếp theo là ngày 1, lần lượt tính đến ngày mất, gặp cung nào thì đó là cung ngày.
– Từ cung ngày, tính cung nối tiếp theo là giờ tý, lần lượt tính đến giờ mất, gặp cung nào thì đó là cung giờ.
Nếu các cung tuổi, tháng, ngày và giờ gặp các cung sau:
- Dần – Thân – Tỵ – Hợi -> gặp cung Trùng Tang
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu -> gặp cung Thiên Di
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi -> cung Nhập Mộ.
– Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nếu chết vào các năm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào cung trùng tang;
– Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào các năm: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI thì rơi vào cung trùng tang;
– Hoặc Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào các năm: THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI nghĩa là chết vào năm “xung” (tứ hành xung) sẽ bị trùng tang.
Trùng tang do chôn sai ngày
Việc tính trùng tang phải xem xét cả việc người chết chôn vào ngày nào nữa, nếu chết chôn:
+ Tháng giêng: ngày 7, 19.
+ Tháng 2, tháng 3: ngày 6, 18 và 30.
+ Tháng 4: ngày 4, 16, 28.
+ Tháng 5, tháng 6: ngày 3, 15 và ngày 27.
+ Tháng 7: ngày 1, 12, 25.
+ Tháng 8, tháng 9: ngày 12 và ngày 24.
+ Tháng 10: ngày 10, 22.
+ Tháng 11, tháng 12: ngày 9, 21.
Nếu người chết mà chôn vào những ngày trên thì được tính trùng tang, cần phải hóa giải trùng tang ngay lập tức.
Bảng tính trùng tang theo dân gian
3. Cách hóa giải hiện tượng trùng tang
Những gia đình xác định người thân chết phạm phải giờ xấu thường gặp hiện tượng trùng tang sẽ có tâm lý muốn hóa giải nhanh nhất để tránh người chết làm ảnh hưởng đến những người sống. Các cách hóa giải trùng tang phải kể đến như:
3.1. Nhốt vong vào chùa
Đây là cách hóa giải trùng tang phổ biến nhất hiện nay. Nhưng không phải ngôi chùa nào cũng có thể trấn giữ vong chết trùng. Vì vậy, đầu tiên bạn cần lựa chọn chùa nhốt vong theo sự linh thiêng của ngôi chùa và độ cao tay của các vị sư trụ trì.
Với hiện tượng trùng tang nhẹ, nhà sư thường chỉ cần đọc kinh niệm Phật cho vong nghe giúp cho vong giảm gánh nặng nơi trần tục và sớm siêu thoát đến nơi cực lạc.
Nếu trường hợp trùng tang nặng, gia đình nên đưa vong tới những ngôi chùa nổi tiếng về việc nhốt vong để có phương án hóa giải tốt nhất. Nếu đã gửi vong vào chùa, gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không lập bàn thờ người chết trong nhà vì khi khấn vái, đốt hương vong sẽ thoát khỏi chùa để về nhà.
- Nhờ người thân bên ngoại hay bạn bè đưa vong vào chùa vì nếu vong thấy người nhà sẽ đi theo về.
- Gia đình chỉ có thể thờ cúng người chết sau khi đã lập mộ tròn vì khi đó người mất đã quy thuật về tổ tiên.
3.2. Hóa giải theo Phật pháp
Theo quan niệm nhân quả luân hồi, sinh mạng của mỗi người là do lập phước báu mà tạo thành. Vì vậy, gia đình có người mất không nên đi xem bói mà nên thành tâm cúng dường, bố thí, làm nhiều việc thiện và tụng kinh sám hối nhằm tạo phúc phần cho người mất. Nhờ vậy, người mất nhận được phước từ phía gia đình sẽ hóa giải được hiện tượng trùng tang.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được trùng tang là gì cũng như cách tính và cách hóa giải trùng tang. Đừng quên theo dõi Thaiduong.club để có thêm nhiều thông tin thú vị khác.