Nhà chữ L là kiểu nhà tiện dụng, thẩm mỹ nhưng có nhiều ý kiến trái chiều về mặt phong thủy. Nếu bạn đang thắc mắc có nên xây dựng nhà chữ L hay không, hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm trong bài viết dưới đây của thaiduong.club nhé.
Nhà chữ L là gì?
Nhà chữ L là kiểu nhà có cấu trúc thiết kế khá độc đáo, nhiều hơn bốn cạnh tạo thành một đường gấp khúc. Do đó, nhà chữ L thường có chiều dài sâu, chiều ngang hẹp và bị thiếu một góc.
Một số nhà chữ L thường thấy là biệt thự 1 tầng hình chữ L, biệt thự 2 tầng hình chữ L, nhà cấp 4 hình chữ L và một số loại khác.
Đặc điểm nhà hình chữ L
Trước khi quyết định xây nhà theo hình chữ L, việc nắm được ưu và nhược điểm của kiểu kiến trúc này rất cần thiết. Bạn sẽ hình dung ra được công năng sử dụng của ngôi nhà sẽ có hiệu quả ra sao. Bên cạnh đó, ngôi nhà sẽ gặp phải điểm hạn chế gì, cần phải giải quyết điểm đó như thế nào.
Ưu điểm của nhà chữ L
– Nhà hình chữ L có thể dễ dàng xây dựng trên nhiều bề mặt đất khác nhau.
– Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, đáp ứng tất cả sở thích của gia chủ từ phong cách hiện đại đến kiểu tân cổ điển, cổ điển châu Âu,.. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng công năng, diện tích cũng như khả năng tài chính mà chủ nhà có thể lựa chọn thiết kế nhà chữ L 1 tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng.
– Xây dựng nhà hình chữ L tiết kiệm diện tích, tận dụng được tối đa diện tích đất xung quanh.
– Nhà chữ L luôn có một khoảng cho sân vườn, mang đến không gian vui chơi, thư giãn thoáng đãng. Gia chủ có thể bố trí thành gara để ô tô, sân vườn, sân chơi cho trẻ em, bàn trà ngoài trời,…
– Nhà chữ L dễ dàng phân bổ các phòng theo chức năng.
– Các không gian thông với nhau trong một thể chung thống nhất và vẫn đảm bảo sự riêng tư nhất định cho mỗi phòng.
Nhược điểm nhà chữ L
Nhà chữ L có đặc điểm là nhà bị gấp khúc, chiều ngang hẹp, khuyết góc. Do vậy, không gian bên trong có thể bị thiếu sáng hay bị ẩm thấp nếu chủ nhà không biết cách sắp xếp bố trí hệ thống cửa sổ, cửa thông gió hợp lý.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mẫu nhà này nằm ở yếu tố phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, nhà chữ L là lý do khiến rất nhiều người suy nghĩ đắn đo, liệu có nên xây nhà theo kiểu mẫu kiến trúc này không.
Trong phong thủy, kiểu nhà chữ L được cho là thiếu đi sự cân bằng. Bên cạnh đó, khi nhìn vào hình dáng của căn nhà tựa như một con dao hoặc một lưỡi búa. Các yếu tố xấu trong phong thủy nhà hình chữ L ra sao sẽ được trình bày cụ thể trong phần dưới đây.
Những quan điểm phong thủy về nhà hình chữ L
Thiết kế nhà chữ L được nhiều người cho rằng không tốt cho chủ nhà bởi sự mất cân bằng về hình dáng giống như lưỡi dao. Đặc biệt, vị trí đại hung sẽ nằm ở chính phần lưỡi dao. Vì vậy, nếu bất cẩn trong việc sắp xếp bố trí phòng ốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công danh sự nghiệp, sức khỏe, cũng như các mối quan hệ trong gia đình.
Quan điểm phong thủy về nhà chữ L
- Đặt phòng ngủ của con ở vị trí lưỡi dao sẽ khiến trẻ có cảm giác bị cô lập một mình. Tính tình có thể trở nên lầm lì hay hiếu động hơn, nghĩ ra các trò chơi nguy hiểm mà người lớn không thể phát hiện ra.
- Đặt phòng ngủ của người lớn tuổi trong gia đình vào vị trí lưỡi dao có thể khiến họ cảm thấy bị đối xử bạc đãi. Đồng thời, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, dễ mắc bệnh, dần yếu đi.
- Đặt phòng ngủ của vợ chồng tại vị trí lưỡi dao thì vợ chồng xảy ra cãi vã, mâu thuẫn, thường xuyên vắng nhà, hôn nhân dễ đổ vỡ. Bên cạnh đó, vị trí phòng ngủ này còn ảnh hưởng xấu đến chính sức khỏe của người ở.
- Đặt bếp ăn bếp đúng vị trí lưỡi cũng khiến mối quan hệ của hai vợ chồng xảy ra nhiều bất hòa, hôn nhân không hạnh phúc.
Kinh nghiệm xây nhà chữ L theo phong thủy
Như vậy chúng ta có thể thấy: nhà chữ L là thế nhà đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần một chút sơ sẩy trong phần thiết kế có thể khiến gia chủ phạm vào những điều đại kỵ. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến tình cảm, sức khỏe gia đình.
Nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua kiểu mẫu nhà tiện dụng này. Dưới đây là những chú ý khi thiết kế và thi công nhà hình chữ L để khắc chế được các vấn đề về mặt phong thủy.
Phân chia không gian
Thiết kế nhà chữ L nên phân chia không gian thành 2 khối vuông để các dòng năng lượng có thể di chuyển một cách dễ dàng hơn.
- Dùng tủ đứng, kệ trang trí cao dưới 1 mét hoặc sử dụng vách gỗ áp sát lên trần để phân chia rõ ràng thành hai không gian này. Căn nhà sẽ vẫn gọn gàng, vuông vức mà ánh sáng và không khí vẫn có thể lưu thông tốt.
- Trang trí thêm các chậu hoa, cây cảnh trên kệ tủ để tăng thêm sự tươi mát, sinh động cho không gian.
- Không nên sử dụng các loại kệ tủ quá cao hoặc các vách gỗ liền khối sẽ khiến căn nhà trở nên u ám, bí bách, hạn chế sự lưu thông của không khí, làm mất ánh sáng.
Thiết kế hệ thống cửa hợp lý
Để đảm bảo không gian trong nhà chữ L được thoáng khí, bất cứ không gian nào từ phòng khách, phòng ngủ, đến khu nhà vệ sinh đều nên thiết cửa sổ hay các ô thoáng khí.
Bên cạnh đó, cửa sổ cũng cần được bố trí sao cho hợp lý để bổ trợ với cửa chính giúp không khí lưu thông dễ dàng. Ánh sáng tự nhiên được phân bổ ra khắp nơi trong mọi không gian trong nhà.
Nếu nhà chữ L xây theo hướng Bắc, cần thiết kế các cửa sổ hướng ra phía Nam để đón ánh sáng và lưu thông không khí.
Nếu nhà bị hạn chế cửa sổ hay ô thoáng, gia chủ nên thiết kế giếng trời hoặc các khe thoáng từ trên cao hút xuống. Như vậy căn nhà được cung cấp đủ ánh sáng và không khí. Đồng thời, những vấn đề đề phong thủy cũng được cải thiện nhiều hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây là những kinh nghiệm về những căn nhà chữ L. Để tham khảo thêm những mẫu nhà chữ L đẹp, Thaiduong.club chúc bạn sớm sở hữu được một không gian nhà đẹp như mơ ước của mình.